Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Đi tìm lời giải cho tình trạng ảo giác trong thời gian dài

0

Cập nhật vào 08/12

Tình trạng ảo giác là một trong những triệu chứng của bệnh tâm thần hết sức nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thể tìm lời giải cho tình trạng ảo giác trong thời gian dài.

Những người bị bệnh ảo giác trong một thời gian dài sẽ có các triệu chứng như nhìn hoặc nghe thấy những hình ảnh và âm thanh không đúng với thực tế cuộc sống, Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, công việc cũng như sức khỏe người bệnh, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng ảo giác ở người trong thời gian dài. Nào hãy cùng nguoicaotuoiviet.net tìm hiểu bài viết sau đây:

  1. Tâm thần phân liệt

Những người mắc bệnh tâm thần phân liệt gặp nhiều rắc rối trong việc nhận định đâu là ảo giác và thực tế. Ảo giác thị giác là tình trạng mà người tâm thần phân liệt hay gặp nhất. Chính bởi vậy để có thể cải thiện những cơn ảo giác kéo dài thì người bệnh cần được sớm điều trị căn bệnh tâm thần phân liệt.

  1. Chứng sa sút trí tuệ

Đi tìm lời giải cho tình trạng ảo giác trong thời gian dài 1

Người bị sa sút trí tuệ có thể bị ảo giác

Những người mắc chứng bệnh sa sút trí tuệ cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng ảo giác. Theo thống kê có khoảng 20 % bệnh nhân mắc sa sút trí tuệ có hiện tượng xuất hiện ảo giác. Ảo giác thị giác là loại ảo giác những bệnh nhân sa sút trí tuệ hay gặp nhất.

  1. Nghiện rượu

Trong rượu có chứa chất kích thích, còn ảnh hưởng rất lớn đến não bộ và sức khỏe con người. Những người nghiện rượu trong một thời gian dài có thể gặp những triệu chứng nhìn thấy ảo giác, nghe những âm thanh không có thực trong cuộc sống và không kiểm soát được hành vi của mình nên có thể gây ra nguy hiểm cho chính bản thân mình. Nếu tình trạng này kéo dài thì người nghiện rượu còn có thể bị các bệnh rối loạn tâm thần khác.

  1. Bệnh Parkinson

Theo một cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra kết quả rằng có đến 50% bệnh nhân mắc bệnh Parkinson có chứng hoang tưởng ảo giác. Người bệnh có thể nhìn thấy những đối tượng không tồn tại. Tuy nhiên khác với những bệnh tâm thần, người mắc bệnh Parkinson có thể tự nhận biết những gì mình nghe thấy, nhìn thấy là không thật và tự điều chỉnh bản thân để quay về thực tại.

  1. Người nghiện ma túy

Ảo giác thường xuất hiện ở những người đã nghiện ma túy lâu năm. Triệu chứng thường thấy là loại hoang tưởng ảo giác ảo thanh. Ban đầu họ có thể nghe thấy những tiếng động nhỏ bên tai, xuất hiện bất chợt và không thường xuyên. Nhưng sau đó, những ảo thanh xuất hiện ngày càng nhiều, cường độ cũng mạnh dần lên khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu, họ không thể nào tập trung được tâm trí và tinh thần của mình vào việc khác.

  1. Khối u

Đi tìm lời giải cho tình trạng ảo giác trong thời gian dài 2

U não gây ra hiện tượng ảo giác

Một trong những nguyên nhân có thể gây ra chứng ảo giác trong thời gian dài mà chúng ta có thể kể đến đó chính là cơ thể có khối u. Những người có khối u xuất hiện ở đầu sẽ có nguy cơ chèn vào dây thần kinh thị giác nên có thể làm bệnh nhân xuất hiện ảo giác. Theo số liệu thống kê thì có tới 15 % những người bị u não xuất hiện ảo giác trong thời gian dài.

  1. Đau nửa đầu

Nhiều người nghĩ đau nửa đầu là một bệnh hết sức bình thường. Tuy nhiên theo một nghiên cứu khoa học thì tình trạng ảo giác cũng xuất phát từ chứng bệnh này. Những người thường xuyên đau nửa đầu có thể nhìn thấy vệt sáng uốn lượn hay một vài hình ảnh phi thực tế.

8.     Hạ đường huyết

Để lí giải cho tình trạng ảo giác xuất hiện kéo dài thì một nguyên nhân mà chúng ta không thể không kể đến đó chính là hạ đường huyết. Bệnh hạ đường huyết sẽ gây ra những triệu chứng: lo âu, buồn nôn, chóng mặt thậm chí rối loạn nhân cách, nói cười vô cớ không kiểm soát. Khi tình trạng hạ đường huyết kéo dài mà không có bất kì biện pháp điều trị nào thì người bệnh có nguy cơ nhìn thấy những ảo giác.

Xem thêm :

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.