Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh co giật

0

Cập nhật vào 07/12

Hội chứng co giật là hiện tượng bất thường về vận động, cảm giác, hành vi,… mang tính chất đột ngột và tức thời, nguyên nhân của bệnh co giật là do sự hoạt động điện bên trong não bộ bất thường. Hội chứng này hiện nay đã dần phổ biến và mọi người nên tìm hiểu về bệnh để biết cách phòng tránh hoặc xử trí nếu mắc phải. Hãy cùng tìm hiểu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh co giật.

Hội chứng co giật đang dần trở nên phổ biến hơn, tuy nhiên hầu hết mọi người vẫn chưa có đủ kiến thức về căn bệnh này. Do đó, khi người nhà họ xuất hiện cơn co giật đột ngột thì họ chắc chắc sẽ tỏ ra lo lắng và không biết cách xử trí như thế nào. Vì thế, mọi người cần tìm hiểu về hội chứng co giật: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh co giật để chăm sóc tốt sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh.

Nguyên nhân của các cơn co giật thường khác nhau ở từng độ tuổi.

  • Trẻ sơ sinh (<1 tháng tuổi): thiếu oxy não, xuất huyết nội sọ, rối loạn chuyển hóa, co giật sơ sinh lành tính, tác dụng phụ của thuốc, bệnh động kinh.
  • Trẻ em (1 tháng – 12 tuổi): Co giật tự phát, nhiễm trùng não, bệnh động kinh, rối loạn chuyển hóa, sốt cao co giật.
  • Thiếu niên (12 – 18 tuổi): ngộ độc thức ăn, dùng chất kinh thích, chất gây nghiện, bệnh động kinh, chấn thương não, nhiễm trùng não, u não.
  • Người trưởng thành (18 – 35 tuổi): ngộ độc thức ăn, bệnh động kinh, u não, cai rượu, dùng chất kích thích, chất gây nghiện, căng thẳng tâm lý quá mức, chấn thương não.
  • Người trên 35 tuổi: Các bệnh thần kinh trung ương, bệnh Alzheimer, các bệnh chuyển hóa, u não, chấn thương não, tai biến mạch máu não.

Để có thêm nhiều thông tin về hội chứng co giật này, các bạn có thể tham khảo thêm tại: co giật.

Triệu chứng của một cơn co giật

– Thông thường, người bị co giật sẽ có những biểu hiện co cứng, giật tay chân và đến toàn thân. Sau đó, người bệnh có thể bị ngất lịm.

– Thực hiện các hành vi vô thức (chép miệng, chân tay chuyển động với lý do không rõ ràng…)

– Đại tiểu tiện không kiểm soát, chảy nước dãi.

– Lắc toàn bộ cơ thể

– Người bệnh có cảm nhận vị kim loại hoặc vị đắng trong miệng.

– Mắt trợn ngược, răng cắn chặt, ngưng thở tạm thời.

– Giật cơ ở một số phần trên cơ thể như chân, tay, miệng,…

Các triệu chứng này thường diễn ra trong vài giây đến vài phút, một số trường hợp cơn co giật có thể kéo dài tới 15 phút nhưng ít khi kéo dài lâu hơn.

Một số dấu hiệu có thể xuất hiện trước khi cơn co giật diễn ra:

– Thay đổi tâm trạng thất thường như vui vẻ, giận dữ, hoảng loạn.

– Cảm giác giống như đang di chuyển hoặc quay tròn.

– Xuất hiện nhiều ảo giác trước mắt.

– Buồn nôn.

Cách điều trị bệnh co giật

Việc điều trị co giật phụ thuộc rất nhiều vào những nguyên nhân gây co giật, ví dụ như:

– Co giật do mạch máu não bất thường, u não,… có thể cho bệnh nhân được phẫu thuật để loại bỏ mạch máu bất thường hay khối u.

– Co giật do rối loạn chuyển hóa có thể có thể cho bệnh nhân dùng các thuốc để hỗ trợ loại bỏ bớt một số các chất nhất định – nguyên nhân gây ra hội chứng co giật.

– Co giật do động kinh, người bệnh cần sử dụng thuốc kháng động kinh lâu dài giúp kiểm soát bệnh.

– Co giật do tâm lý, do stress, do căng thẳng quá mức thì bệnh nhân cần áp dụng các liệu pháp tâm lý hoặc các bài tập giúp thư giãn.

cách điều trị bệnh co giật 1

Việc điều trị co giật phụ thuộc rất nhiều vào những nguyên nhân gây co giật

Hội chứng co giật thường không gây ra nhiều ảnh hưởng nhưng nếu người bệnh không kịp thời chữa trị để ác cơn co giật cứ xuất hiện nhiều lần và liên tục thì có nguy cơ sẽ để lại nhiều di chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định điều trị của bác sĩ để điều trị hội chứng co giật hiệu quả. Ngoài ra, mọi người cũng cần có một chế độ ăn phù hợp để có cuộc sống khỏe mạnh và nâng cao chất lượng cuộc sống hơn.

>> Nguyên nhân, cách điều trị hội chứng đau nửa đầu bên trái

Được tổng hợp bởi nguoicaotuoiviet.net

Giúp chúng tôi đánh giá bài viết này
Share.

Comments are closed.